bản năng dối trá

Kể từ khi ra mắt năm 1950, bộ phim Rashomon của Akira Kurosawa đã tác động mạnh mẽ và gây ảnh hưởng sâu sắc đến điện ảnh và văn hóa đại chúng. Chính Rashomon đã tạo ra khái niệm mà hiện nay chúng ta thường gọi là “Hiệu ứng Rashomon”: một hiệu ứng, hiện tượng nổi tiếng xảy ra khi mà các cá nhân liên quan đến một sự việc nào đó khi được yêu cầu thuật lại mọi chuyện lại kể một cách khác nhau hoặc đầy mâu thuẫn. Thuật ngữ ‘Rashomon’ thậm chí còn được ghi lại trong Từ điển tiếng Anh Oxford.

Hình ảnh có liên quan

Rashomon đã vinh danh Akira Kurasawa nói riêng và điện ảnh Nhật Bản nói chung trên bản đồ điện ảnh thế giới, đem đến cho Kurasawa nhiều lời khen ngợi quốc tế. Bộ phim ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều tác phẩm điện ảnh sau này, đáng chú ý có thể kể đến như Tape của Richard Linklater, The Usual Suspects của Bryan Singer, và Hero của Zhang Yimou.

Kết quả hình ảnh cho rashomon

Khi Rashomon được công chiếu, nhiều nhà phê bình, lý luận điện ảnh cho rằng bộ phim đã lấy cảm hứng từ Citizen Kane (1941) của Orson Welles. Bởi có một sự tương đồng đáng chú ý giữa hai bộ phim trong việc sử dụng các chuỗi hồi tưởng, khái niệm về sự thật, tính khách quan và bản chất của con người. Nhưng hóa ra, Kurosawa lại xem Citizen Kane nhiều năm sau khi ông đã làm Rashomon. Sự thật là việc so sánh hai bộ phim đã ngày một minh chứng cho sự vĩ đại của Rashomon như một sự sáng tạo vĩ đại, phá vỡ tất cả nguyên tắc điện ảnh. Bộ phim là một đại diện cho những nỗ lực đầu tiên và đầy đủ nhất nhằm giải quyết các câu hỏi triết học nặng nề trong điện ảnh.

Hình ảnh có liên quan

Những người trong đoàn phim đã không hi vọng gì về sự thành công của Rashomon, đúng hơn họ đã quan ngại về nó. Các trợ lý hỏi Kurasawa:”Bộ phim này có ý nghĩa gì?”. Ông đáp:”Bộ phim là một minh chứng cho cuộc sống thực tại. Cuộc sống không phải lúc nào cũng rõ ràng, đôi khi mọi thứ đều không rõ ràng”.

Hình ảnh có liên quan

Nói về Kurosawa, đến năm 1950, ông đã gặt hái được ít nhiều thành công bởi những bộ phim phát hành tại Nhật. Rashomon được hãng phim Daiei sản xuất, đây cũng là tác phẩm đầu tiên của họ. Bộ phim được sản xuất với điều kiện từ nhà sản xuất là bắt buộc nó phải thành công và tiêu tốn chi phí ít nhất có thể. Khi hoàn thành, người đứng đầu của công ty Daiei đã không hài lòng, ông cho rằng bộ phim quá phức tạp và không thể nào hiểu được ý nghĩa của nó. Kết quả là, Rashomon đã giành giải Sư Tử Vàng tại Liên Hoan Phim Venice. Theo Roger Ebert, bộ phim đã “thực sự đem điện ảnh Nhật Bản đến với Phương Tây ”, nếu nhìn lại, ta có thể thấy điều này là vô cùng quan trọng.

Hình ảnh có liên quan

Những cảnh quay đầu tiên mô tả khung cảnh một ngôi chùa bỏ hoang trong cơn mưa nặng hạt, ba người đàn ông trú mưa ở đó: một người tiều phu (Takashi Shimura), một nhà sư (Minoru Chiaki) và một nông dân (Kichijiro Ueda). Họ kể với nhau về việc tìm thấy xác của một samurai (Masayuki Mori) trong khu rừng. Người tiều phu kể rằng ông đã báo quan ngay khi thấy xác của samurai. Tại phiên xử án, người tiều phu cùng với nhà sư được gọi lên tra khảo. Kẻ giết người được cho là tên cướp Tajōmaru (Toshiro Mifune) cũng được điều đến khai tội.

Kết quả hình ảnh cho rashomon

Lần lượt sau đó, Tajōmaru, vợ của samurai (Machiko Kyō) và chính người samurai đã chết hiện về trong xác của người hầu đồng khai báo với quan tòa, nhưng điều gây nhạc nhiên nhất đó là tất cả những lời khai đều mâu thuẫn với nhau. Điểm duy nhất tương đồng giữa những lời khai của họ là người samurai đã chết, và tên cướp Tajōmaru đã hãm hiếp vợ của samurai.

Hình ảnh có liên quan

Án mạng xảy ra trong một khu rừng rậm rạp bao quanh bởi cây cối, phía trên cao bị lấp kín bởi những ngọn cây. Một cảnh quay nổi tiếng trong Rashomon là khi Kurosawa quay cảnh bầu với những tia nắng xuyên qua tán cây. Ông muốn diễn đạt cho người xem thấy sự che đậy, giấu kín, như thể sự thật mãi mãi bị khóa trong khu rừng và sẽ không bao giờ được phơi bày ra ánh sáng, không ai có thể hiểu được. Từ đó, người xem được cảm nhận thấy có điều gì đó mờ ám, miễn cưỡng giữa các nhân chứng. Không thể nào tất cả nhân chứng đều trung thực, vậy ai là người nói dối? Ai nói sự thật? Đối với đạo diễn Robert Altman, Rashomon là “một bộ phim hoàn toàn khác biệt”, vượt ngoài ranh giới điện ảnh.

Hình ảnh có liên quan

Những hình ảnh ẩn ý của Kurasawa không chỉ ở khu rừng. Khi Tajōmaru ngồi trước tòa án, hắn lúng túng nhìn lên bầu trời, cảnh quay tiếp theo, người xem biết được thứ hắn đang nhìn, đó là hình ảnh mặt trời bị che khuất bởi những đám mây. Ở những cảnh quay trong rừng, có nhiều cảnh đem đến cho người xem những góc độ quan sát khác nhau. Đôi khi, chúng ta được đặt trong bối cảnh của mỗi nhân vật, nhìn thế giới qua đôi mắt của họ. Chẳng hạn như khi người xem được đặt trong góc nhìn của Tajōmaru, quan sát người vợ của samurai quyến rũ trong bộ váy trắng. Akira Kurosawa cho người xem thấy những gì các nhân vật thấy – dù cho đôi khi những sự việc đó thật sự xảy ra đầy mâu thuẫn. Những cảnh quay này nhằm mục đích đem đến những trãi nghiệm thực tế, cân nhắc chúng ta biết rằng sự thật không chỉ đơn thuần có thể nhìn qua vẻ bề ngoài. Giác quan nhận thức khiến chúng ta muốn tìm cách diễn giải sự việc, không phải do ta muốn nó được rõ ràng, con người thực chất bị ám ảnh với việc tìm ra sự thật.

Hình ảnh có liên quan

Ngoài ra, việc đặt máy quay phía sau các nhân vật đặt người xem vào góc độ của người thứ ba, ở góc máy này, khán giả dễ dàng quan sát câu chuyện. Bộ phim dị biệt ở chỗ, Kurosawa khai thác kỹ thuật khung này để loại bỏ tính xác thực của hình ảnh. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng điều đó không cần thiết lắm, vì tất cả những gì ta thấy chỉ là sự chủ quan của nhân vật qua lời kể được trần thuật lại.

Hình ảnh có liên quan

Tính xác thực của hình ảnh là gì? Đó là những cảnh quay này khiến chúng ta suy ngẫm và nhìn nhận về tính trung thực của những gì chúng ta nhìn thấy. Kurosawa đã phá vỡ nguyên tắc điện ảnh truyền thống, trước Rashomon, các bộ phim vốn phơi bày ra cho người xem những gì họ thấy trên phim đều là sự thật. Các nhân vật có thể được miêu tả như những kẻ đáng nghi ngờ nhưng những sự việc diễn ra trực quan đều được đảm bảo tính trung thực. Kurosawa đã làm suy yếu nguyên tắc này bằng việc tái lập ngôn ngữ điện ảnh trong Rashomon.

Kết quả hình ảnh cho rashomon

Trong các cảnh điều trần, camera đặt cố định đối diện mặt từng nhân chứng. Họ ngồi và bắt đầu kể bằng những đoạn hồi tưởng về từng chi tiết của sự việc. Chúng ta không thể mong đợi các nhân chứng có trách nhiệm với lương tri của mình, họ chỉ khai những điều có lợi cho họ. Người ta cần một phiên tòa để phân định tính trung thực và tội lỗi của một con người.

Hình ảnh có liên quan

Sự mâu thuẫn giữa các lời khai đã không đưa ra một kết luận chính xác nào cả. Thay vào đó, bộ phim khiến người xem tự đưa ra một kết luận cho mình, chính người xem Rashomon là thẩm phán cho vụ án này. Có lẽ điều đúng đắn nhất trong trường hợp này là chúng ta không nên nghĩ ai là người đã nói ra sự thật. Như người nông dân nói, “Dối trá là bản chất của con người”.

Hình ảnh có liên quan

Rõ ràng là Kurosawa không cố gắng đào sâu để trả lời cho những câu hỏi bí ẩn về các mâu thuẫn. Ông không quá để tâm đến bản chất của sự thật là gì, ông hứng thú với những góc khuất tâm lí xảy ra ở bên trong con người hơn. Có phải ký ức của chúng ta được định hình bởi khuynh hướng của chúng ta hay không? Ký ức được hình thành một cách khách quan, vì vậy nó trở nên méo mó và việc kể lại chính xác là không thể. Tajōmaru kể lại câu chuyện để chứng minh hắn dũng cảm và tự trọng. Còn người vợ kể lại để cố gắng đặt bản thân mình như một kẻ phản bội vì khốn khổ với những nổi đau. Kurosawa nhận thấy sự thật không bao giờ được đưa ra ánh sáng bởi con người luôn nói dối để bảo vệ lợi ích của họ.

Hình ảnh có liên quan

Vấn đề chính mà Kurosawa tìm cách giải mã đó là tính khách quan. Đối với ông, một trong những bản chất của con người là tính chủ quan. Nó mâu thuẫn với sự việc đòi hỏi sự chủ quan, minh bạch. Những hồi tưởng về vụ việc là trải nghiệm chủ quan của nhân vật. Do đó, nó không khách quan, có thể không đúng. Giữa tính khách quan và sự thật hình thành nên mối quan hệ ràng buộc, không tồn tại cái này sẽ không tồn tại cái kia, và ngược lại.

Kết quả hình ảnh cho rashomon

Có lẽ, khi người nông dân tuyên bố, “Người ta chỉ muốn quên đi điều xấu nên họ tự dựng lên những điều tốt đẹp cho họ”. Khi những ký ức đã phai mờ, chúng ta có khuynh hướng nghĩ ra và phóng đại ký ức để phù hợp, có lợi cho bản thân mình. Đây chính là thông điệp sâu xa của bộ phim. Như việc người Samurai kể lại câu chuyện để được thương hại và cứu vớt danh dự với tư cách là nạn nhân, hay người tiều phu kể lại câu chuyện để che giấu rằng anh ta đã đánh cắp con dao của người vợ. Trong trường hợp như vậy, có thể khẳng định sự thật có tồn tại, nhưng nó vẫn còn bị giới hạn trong tâm trí của những người chứng kiến. Sự nguyên vẹn của sự thật vẫn bị chia cắt và mãi mãi là bức tranh không thống nhất đối với những người không chứng kiến, những người không thuộc về một phần của câu chuyện.

Kết quả hình ảnh cho rashomon

Có thể cho rằng, phiên tòa đã thất bại trong việc tìm kiếm sự thật và tính khách quan. Nhưng Kurosawa không muốn chúng ta bận tâm quá nhiều về điều đó. Cuối phim, ông đưa người xem trở lại ngôi chùa, nơi nhà sư và người nông dân đang trách móc người tiều phu vì đã nói dối về việc ăn cắp con dao găm – người nông dân mắng chửi tiều phu: “Một kẻ cướp dám lớn tiếng gọi người khác là cướp”.

Hình ảnh có liên quan

Và rồi đột nhiên mưa bắt đầu tạnh, tiếng khóc của một đứa trẻ vang lên đầu đó trong ngôi chùa bỏ hoang. Lòng hào hiệp cứu người trong bản năng trỗi dậy, những người đàn ông chạy đến bên đứa trẻ. Nhà sư ôm đứa bé vào lòng một cách âu yếm, người tiều phu thổ lộ mong muốn nhận nuôi đứa trẻ để chuộc lại việc đánh cắp con dao. “Tôi có sáu đứa con, thêm một đứa nữa không không khiến tôi khó khăn hơn”. Như một hiện thân của Đức Phật, nhà sư xin lỗi người tiều phu vì đã nghi ngờ lòng từ bi của hắn. Rashomon kết thúc với cảnh người tiều phu đi về phía máy quay với đứa bé trong vòng tay. Khi hắn tiến về gần máy quay hơn, hình ảnh của hắn ngày càng to lớn hơn – tựa như hy vọng của chúng ta về nhân tính trỗi dậy trở lại, và sẽ mãi còn ở đó, không bao giờ lụi tắt.

 

Rashomon | 1950 | Akira Kurosawa | imdb 8.3 |

 

Theo The RASHOMON EFFECT AND KUROSAWA’S STORYTELLING LEGACY Acmi.net.au

(Dịch cùng Nam 140618) 

 

3 Comments

  1. Rùa nói:

    Cảm ơn bạn, bài viết rất hay và bổ ích!!!

    Thích

Gửi bình luận